Làm sao đối phó sếp tồi ở công sở?
Cuối cùng sự thiếu hụt này sẽ quay lại tổn hại chính họ mà thôi.
1. Nhờ tư vấn
Những áp lực giải quyết ngày này qua ngày khác với một người sếp tồi có thể tác động lớn đến cảm xúc cũng như sức khỏe của bạn, thậm chí có thể phá hủy cuộc hôn nhân hay mối quan hệ khác ngoài công sở. Đừng gánh chịu một mình. Hãy thử tìm kiếm sự giúp đỡ từ công ty tư vấn nhân sự hoặc cố vấn mà bạn tin tưởng, bạn có thể nói chuyện với một cách thường xuyên để thông suốt về mặt tinh thần và giải quyết mối quan hệ công việc này.
2. Báo cáo tình trạng lạm dụng quyền lực
Nếu sếp của bạn thực sự đang lạm dụng quyền lực, hãy thử báo cáo với bộ phận nhân sự trong công ty. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, bạn có thể thuê luật sư khiếu nại với cơ quan chính phủ giám sát bảo vệ quyền lợi người lao động.
3. Tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đồng nghiệp
Điều quan trọng để đối phó với sếp tồi kiểu này là không bao giờ đi một mình. Nếu sếp của bạn không phải là người hỗ trợ bạn, hãy tìm kiếm các đồng nghiệp và cấp dưới có thể ngồi cùng bạn thiết lập mối quan hệ hỗ trợ đồng đội. Hãy xây dựng đội ngũ của riêng bạn với những hoạt động ngoài công sở nhằm giúp hiểu nhau hơn và bớt đi mâu thuẫn, thất vọng.
4. Nói chuyện với sếp
Trong trường hợp khá hiếm hoi có thể đề nghị các nhà quản lý này mở ra một cuộc thảo luận về hành vi của anh ta. Đây là một chiến lược rủi ro cao, nhưng nó có thể được mang tới tính khách quan và không đe dọa tại cuộc họp nhân viên, khi mà những người khác đều ghi lại các phản ứng của nhau.
5. Đừng phản ứng
Hãy nghĩ tích cực, đây là thời gian tốt để thực hành không phản ứng lại với nghệ thuật lãnh đạo kém bằng sự giận dữ hay sự trừng phạt. Tốt hơn để thực hành thông cảm cho con người có bản tính ích kỷ hay ít nhất thừa nhận rằng họ thiếu những kỹ năng cơ bạn để lãnh đạo. Cuối cùng sự thiếu hụt này sẽ quay lại tổn hại chính họ mà thôi.
6. Phát triển kỹ năng lãnh đạo của bạn
Làm việc dưới một sếp tồi có thể là cơ hội để bạn phát triển kỹ năng của riêng bạn để lãnh đạo mặc dù bạn có thể cảm thấy bị đè bẹp ở vị trí của mình hoặc không thể di chuyển. Hãy quan sát xem người này đang mắc phải những lỗi gì, phát triển những kỹ năng của bạn ứng biến lại những lỗi đó với những bước nhỏ để trở thành một nhà lãnh đạo ngầm tốt ngay trong chính tổ chức.
7. Tìm một công việc mới
Đừng nhầm lẫn từ bỏ công việc của bạn với trốn khỏi một ông sếp tồi tệ. Bạn có thể nhận phải tình huống tồi với một nhà lãnh đạo khác trong công việc mới nếu không cẩn trọng xem xét. Hãy nghĩ dài hơi hơn và cân nhắc về việc ra đi. Đầu tiên hãy lập kế hoạch dịch chuyển tốt và tìm một vị trí mới trong khi bạn vẫn đang làm việc. Rời bỏ quá sớm khi chưa có việc là một sai lầm phổ biến.
Leave a Reply