Hướng dẫn cách thẩm định nền văn hóa doanh nghiệp
Khi tiến hành tuyển dụng, điều tiên quyết cần làm chính là tìm được một ứng viên có nhiệt huyết, hứng thú và ý chí sẵn sàng ủng hộ và làm việc theo tầm nhìn của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của việc “kiểm toán”
“Kiểm toán” nền văn hóa giúp xác định rõ mô hình hoạt động và môi trường sinh hoạt đang tồn tại trong một doanh nghiệp. Làm cuộc khảo sát ý kiến của toàn bộ nhân viên sẽ hỗ trợ phòng nhân sự nắm bắt rõ đâu là những yếu tố thôi thúc động cơ làm việc của nhân viên, điều gì giúp họ cảm thấy hạnh phúc khi làm việc…
Từ đó các nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá các mối quan hệ đang tồn tại trong doanh nghiệp nhằm cải thiện tính tích cực, lạc quan của toàn doanh nghiệp.
Một cuộc “kiểm toán” nền văn hóa doanh nghiệp còn cho thấy tổng quan về môi trường làm việc, chỉ ra những nguyên tắc và điều lệ “bất thành văn” đang chi phối đến sự tương tác của nhân viên và cách hành xử của họ tại nơi làm việc, nêu bật được những rào cản đối với sự sáng tạo và hiệu suất làm việc, đưa ra hướng giải quyết các khúc mắc đang tồn tại.
Không chỉ gia tăng sự gắn bó của giới nhân viên hàng tốp, việc “kiểm toán” còn chỉ ra đâu là những trọng tâm cần phát huy để doanh nghiệp thu hút những nhân viên có chất lượng trên thị trường.
Sau đây là một số câu hỏi cần thiết cần có trong bản khảo sát:
• Mức lương bổng hiện nay có hợp lý với bạn?
• Gói chính sách phúc lợi doanh nghiệp mà bạn nhận được có khá hơn mặt bằng chung?
• Bạn có được những huấn luyện và đào tạo để làm việc tốt hơn?
• Công ty có trân trọng công việc của bạn?
• Bạn có cảm giác bị thử thách không?
• Bạn có nắm bắt những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp không?
• Những giá trị ấy có phù hợp với giá trị cá nhân của bạn không?
• Trong công ty, thông tin có được cởi mở, minh bạch không?
• Việc ra quyết định trong công ty được tiến hành như thế nào?
Văn hóa doanh nghiệp và cơ chế tuyển dụng
Khi tiến hành tuyển dụng, điều tiên quyết cần làm chính là tìm được một ứng viên có nhiệt huyết, hứng thú và ý chí sẵn sàng ủng hộ và làm việc theo tầm nhìn của doanh nghiệp.
Bằng không, dù được đào tạo và huấn luyện đến đâu chăng nữa, cá nhân ấy vẫn khó có thể thành công và kết quả sau cùng là nhuệ khí làm việc sẽ dần đi xuống rồi hoàn toàn bị lu mờ. Thực tế ấy nói lên rằng không phải bất kỳ nhân tài nào cũng có thể phù hợp với mọi môi trường làm việc.
Ngoài ra, tuyển dụng được một cá nhân tỏ ra rất phù hợp với nền văn hóa doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí gắn liền với các hoạt động liên quan về sau.
Tuy nhiên, không vì sự thích ứng tự nhiên ấy mà doanh nghiệp bỏ qua việc quan tâm cải thiện môi trường làm việc. Một công ty xem trọng sự phát triển lâu dài luôn đặt nền móng sự tăng trưởng vào cốt lõi của nền văn hóa ứng xử trong tổ chức.
Do đó, dù nhắm vào mục đích tiếp thêm sinh lực cho nhân viên cũ hay tạo ấn tượng tốt đẹp cho một nhân vật mới được tuyển dụng thì xây dựng, điều chỉnh và duy trì một môi trường làm việc tuyệt vời luôn là trọng trách hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Leave a Reply